Bằng lăng nước
BĂNG LĂNG NƯỚC
· Tên
thông thường: Tử vi tàu, bằng lăng tiên
· Tên
tiếng anh: Giant Crape-myrtle, Queen 's
Crape-myrtle, Pride of India, Queen 's flower.
· Tên
khoa học: Lagerstroemia
speciosa
· Họ:
Lythraceae
(Tử vi)
· Nguồn
gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới)
Nguồn
gốc: từ vùng nhiệt đới Nam Á
Phân
bố:
Ở VN, chúng mọc hoang dại ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ như: Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế; vùng Tây Nguyên như: KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk và
vùng Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước. Hiện nay được trồng ở hầu hết các thành
phố và thị xã của các tỉnh ở Việt Nam.
· Hình
thái
Thân,
tán , lá: Cây Bằng Lăng nước là cây thân gỗ trung bình, rụng
lá, cao 12-18m, đường kính 20-40cm. Tán hình trứng rộng, dầy, xanh thẫm. Thân
không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá.
Vỏ nâu xám, ít nứt, thịt vỏ mỏng màu vàng nhạt, dày 1¬1,2cm, chứa nhiều Tanin.
Cành nhẵn, màu xanh. Lá đơn, nguyên, mọc cách hay gần đối, không lá kèm, hình
trứng rộng hay bầu dục, dài 10¬18cm, rộng 6-12cm; phiến dai, dày, khi non màu
xanh nhạt, khi già màu đỏ.
Hoa,
quả, hạt: Cây cho hoa đẹp, chùm hoa mọc ở đỉnh cành, hình
tháp, mang nhiều hoa. Nụ hoa hình cầu, màu tím hồng. Lá đài 6 hợp thành ống với
6 dải lồi và 6 rãnh nông. Cánh hoa 6, nhăn nheo trong nụ và khi mới nở, màu đỏ
tím hay tím hồng, có cựa ngắn. Nhị đực nhiều, đính ở giữa ống đài; ô phấn có
trung đới tròn; bầu 6 ô. Quả nang, hình trứng, kích thước 20x18mm, nằm trong
đài tồn tại, mở theo 6 mảnh, tồn tại rất lâu trên cây. Hạt có cánh mềm.
· Sinh
lý – sinh thái
Tốc
độ sinh trưởng: chậm
Ở Việt Nam bằng lăng nước là loài cây
phân bố trong các kiểu rừng nửa rụng lá và rừng khô rụng lá cùng với loài bằng
lăng vỏ nhẵn (Lagertroemia calyculata), nhưng không phổ biến và nhiều cá thể bằng
loài bằng lăng này, vì bằng lăng nước đòi hỏi đất sâu, dày và ẩm hơn.
Cây có biên độ sinh thái rộng; thường gặp
mọc ven bờ sông suối, hồ và đầm nước ngọt, thường phân bố ven các rừng nguyên
sinh hoặc rừng thứ sinh của các khu rừng nêu trên. Độ cao phân bố của bằng lăng
nước không quá 700m trên mặt biển, thường mọc trên đất feralit đỏ vàng phát triển
trên sa thạch hoặc phiến thạch sét, ở vùng có khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa
và khô rõ rệt.
Bằng lăng nước là cây ưa sáng khi trưởng
thành, nhưng khi non hơi ưa bóng. Vì vậy nên nó phát triển tốt dưới tán rừng có
tàn che nhẹ 0,2-0,3. Cây tái sinh bằng chồi tốt; tái sinh tự nhiên bằng hạt
kém, thường tái sinh thiên nhiên tốt nơi quang trống, trên các đất đã bị bỏ
hóa, nhưng khả năng cạnh tranh với cỏ dại kém, nên quanh cây mẹ thường ít gặp
cây bằng lăng con.
Cây rụng lá vào đầu mùa đông, ra lá non
tháng 3,4. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả từ tháng 8 tháng 10.
· Công
dụng
Hoa bằng lăng chứa tinh
dầu có mùi thơm dịu nên có thể dùng chế nước hoa. Lá, quả làm thuốc.
Cây bằng lăng cho gỗ
kích thước trung bình, thường không thẳng, nhưng cứng và bền, tỷ trọng 0,5-0,8
dùng làm cột, các dụng cụ thông thường, đồ gỗ, khung cửa. Cũng dùng làm nguyên
liệu cho công nghệ bột giấy.
· Ứng dụng trong Cảnh quan
Được trồng trong công viên, trong vườn
nhà, vườn công sở, đường phố và đô thị.
Cây bằng lăng mọc khỏe, nẩy chồi mạnh
nên có thể xén tỉa dễ dàng và rất thích hợp trồng làm cây bonsai, cây thế. Bằng
lăng nước cũng được trồng làm gốc ghép để ghép các chồi cây có hoa đẹp khác thuộc
chi Bằng lăng (Lagertroemia).
· Cách
trồng và chăm sóc (bảo dưỡng)
Đất trồng cần tơi xốp, thoát nước, bón
phân đầy đủ.
Trồng trên ruộng cần lên luống cao, làm
đất tơi xốp, bón nhiều phân chuồng hoai mục, trồng củ hoặc cây con khoảng cách
hàng cách nhau 90 cm, cây cách nhau 70 cm. Thường xuyên tưới đủ ẩm, làm sạch cỏ,
cắt bớt lá già cho thống thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cây lớn nhanh, chóng
ra hoa.
· Nhân
giống
Nhân giống bằng hạt hoặc chiết
Gieo
ươm cây bằng lăng: Tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp, thường chỉ
30-40%. Hạt nảy mầm sau khi gieo khoảng 12 ngày. Cần phải che bóng nhẹ và tưới
thường xuyên trong giai đoạn vườn ươm.
Cũng thường trồng bằng stump (với đoạn chồi có chiều
dài 5-10cm), bằng hom rễ dài 10¬20cm, đường kính cổ rễ 0,5-2cm.
Xem thêm
Bằng lăng nước
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
4:49 PM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!