Sò đo cam
SÒ ĐO CAM
· Tên
thông thường: Sò đo cam.
· Tên
khoa học: Spathodea
campanulata.
· Họ:
Bignoniaceae
(họ Núc Nác).
· Nguồn
gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới):
Nguồn gốc:
Châu Phi.
Phân bố:
phân bố tự nhiên trên diện rộng nhưng tập trung nhiểu ở Lâm Đồng.
· Hình
thái
Sò
Đo Cam thuộc loại thân gỗ lớn, cao từ 12 -15m, tán lá rậm, lá thường xanh. Lá
kép lông chim 1 lần, mọc đối.
Cụm
hoa mọc ở đầu cành, màu đỏ cam.
Quả
nang đứng, nhiều hạt, hạt có cánh.
· Sinh
lý – sinh thái
Tốc độ sinh trưởng:
nhanh.
Sở
dĩ, sò đo cam thường được trồng nhiều ở Việt Nam bởi đây là loại cây chịu bóng,
dễ trồng. Thêm vào đó, hoa của cây rất đẹp, phát triển nhanh do thích nghi với
môi trường.
Hoa
của sò đo cam mọc nhiều nên hạt cây rất dễ phát tán đi xa nhờ gió. Từ đó, những
vùng đất nông nghiệp hoặc bỏ hoang xuất hiện rất nhiều loại cây này, lấn chiếm
đất sống của những cây trồng khác. Các nhà khoa học cũng như Tổ chức Thiên
nhiên Thế giới đều công nhận sò đo cam là loại cây xâm thực gây hại ở những quốc
gia như Hawaii, Fiji, Polynesia và Samoa.
Thêm
vào đó, ẩn sau vẻ đẹp rực rỡ, sò đo cam lại chứa trong mình một loại chất độc rất
nguy hiểm, được gọi là biolarvicides, thường có trong hoa của cây. Đây là loại
chất độc gây ảnh hưởng tới nhiều sinh vật sống xung quanh sò đo cam, khiến hệ
sinh thái bị thay đổi. Nếu không có các biện pháp kịp thời, sò đo cam sẽ gây ra
sự biến mất dần dần của các quần thể động vật sống xung quanh cây, đe dọa đa dạng
sinh học bản địa.
Nhu cầu nước:
ít.
· Công
dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Tạo bóng mát, tạo cảnh quan đẹp nhờ
hoa màu cam-đỏ.
· Nhân
giống:
Từ
hạt hoặc giâm rễ.
Xem thêm
Sò đo cam
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
7:28 PM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!