Phi lao
PHI LAO
· Tên thông thường:
cây Dương Liễu, cây Dương, cây Thông, Xì lau.
· Tên khoa học:
Casuarina equisetifolia J.R et G.
Forst
· Họ: Casuarinaceae
· Nguồn gốc & phân bố
(Việt Nam & Thế giới):
Nguồn
gốc: Châu Úc
Phân
bố:
rộng khắp, nhất là vùng duyên hải miền Trung.
· Các loại cây có khả năng cộng sinh
với nó:
· Hình thái:
Thân, tán , lá: Cây gỗ thường xanh, cao
15- 25m. Vỏ nâu nhạt, bong thành mảng, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt, màu
xanh lá cây, quang hợp thay cho lá. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt
của cành, dài 1-2mm.
Hoa, quả, hạt: Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm
hoa đực hình đuôi sóc, gồm nhiều hoa đực mọc vòng, không có bao hoa; gồm 1 nhị,
lúc đầu có chỉ ngắn, sau kéo dài, bao phấn 2 ô. Cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn
các cành bên, hoa cái cũng không bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc. Bầu 1 ô,
2 noãn, nhưng chỉ 1 noãn phát triển. Quả tập hợp trong một cụm quả (quả phức)
hình bầu dục, hóa gỗ với các lá bắc tồn tại. Hạt 1, không có nội nhũ.
· Sinh lý- sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: nhanh
Phù hợp với: thích ứng với điều kiện khí
hậu tương đối rộng, các loại đất cát pha nhẹ mới bồi tụ ven biển và đồng bằng,
tốt, sâu, ẩm, thoát nước, độ pH 6,5 -7,0.
· Công dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Vỏ phi lao chứa tanin thường được dùng để
thuộc da, nhuộm lưới đánh cá. Gỗ thường được dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng
đồ gỗ, làm cột điện và làm củi. Cành , lá rụng dưới rừng là nguồn củi đun chủ yếu
cho nhân dân ở nhiều vùng ven biển.
Ngoài ra, trong dân gian phi lao cũng được
dùng làm thuốc, rễ cây dùng làm thuốc chữa tiêu chảy.
· Ứng dụng trong Cảnh quan:
Các cành và thân cây chịu cắt uốn nên
còn dùng làm cây cảnh, cây bóng mát và cây bonsai
Người ta trồng Phi – lao để uốn nắn, cắt
tỉa, tạo hình, tạo ra những hình thái bắt mắt trong các công viên, điểm xanh hoặc
để tạo những hàng rào xanh mỹ thuật.
· Cách trồng và chăm sóc
(bảo dưỡng):
Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước ẩm
45 độ C và để nguội dần sau l0-12h, vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải, mỗi
ngày rửa lại 1 lần trong nước ầm 30-40 độ C, khi hạt nút nanh đem gieo ra luống.
Sau 8-10 ngày khi cây mạ cao 2-3cm thì nhổ cấy vào túi bầu 15x20cm hay 12x20cm
với ruột bầu có tỉ lệ đất cát trẽn 50%. Tưới thường xuyên trong 3 tháng đầu mỗi
ngày tưới 1 lần, 4-5lít/m2, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần, tưới NPK pha loãng 1
%.
Cây xuất vườn phải đạt 7-8 tháng tuổi,
có chiều cao l - l,20m, đường kính cổ rễ > 1cm.
Ngoài phương pháp tạo cây từ hạt, có thể tạo cây con
bằng cành (dân gian thường gọi là lá) theo phương thức nhân vô tính, đặc biệt
áp dụng đối với các giống phi lao chịu hạn.
Xem thêm
Phi lao
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
4:33 AM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!