Phát tài núi
PHÁT TÀI NÚI
·
Tên
thông thường: Phất dụ rồng, Huyết rồng
·
Tên
khoa học: Dracaena
draco L.
·
Họ:
Dracaenaceae (Bông bồng)
·
Các
loại cây có khả năng cộng sinh với nó:
Cây có dáng cụm lá bên trên đẹp, thân và
hình dạng uyển chuyển, không rậm rạp, phân cành mang dáng vẻ uốn lượn tự nhiên
nên thường được trồng phối hợp với các tiểu cảnh đồi núi, tôn lên vẻ đẹp núi đồi
nhân tạo.
ngoài ra có thể trồng cây kết hợp với
các tiểu cảnh khô.
·
Hình
thái:
Thân, tán , lá: cây thân gỗ nhỏ, cao từ
1-5m, phân cành nhiều từ gốc, có rễ phụ mọc từ thân. Lá nhiều tập trung ở đỉnh,
dạng thuôn hình giáo, dài 20-30 cm, rộng 5-8 cm, đầu thuôn dài uốn cong, gốc có
bẹ ôm thân. Phiến lá màu xanh lục đậm bóng.
Hoa, quả, hạt: Cụm hoa dạng chùm mang
hoa thưa. Hoa màu vàng nhỏ bé. Quả có hình cầu nhỏ, có màu đỏ cam.
·
Sinh
lý- sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình.
Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần
Nhu cầu nước thấp, có khả năng chịu hạn
tốt.
·
Công
dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Có ý nghĩa sinh khí. Mang lại may mắn
trong phong thủy
·
Ứng
dụng trong Cảnh quan:
Cây phù hợp trang trí nội thất ở những vị
trí có chiều cao, với tác dụng làm mềm hơn những không gian nội thất có nhiều
chi tiết thô cứng.
Có thể bày chậu cây trên tủ tài liệu hoặc
kê trên đôn, kỷ màu trắng.
·
Cách
trồng và chăm sóc (bảo dưỡng):
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành, mọc
khỏe.
Cây phát tài núi ưa sáng hoặc chịu bóng
bán phần, nhu cầu nước thấp, có khả năng chịu hạn tốt.
Sử dụng đất màu mỡ, thoát nước tốt và
giàu chất mùn, có thể phối hợp với đất mùn và cát ở sông. Khoảng 3 ngày tưới nước
1 lần, tưới ít nước..
Khoảng hai tháng dùng phân pha loãng tưới trên mặt
lá 1 lần.
Xem thêm
Phát tài núi
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
8:31 AM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!