Liêm xẹt
LIÊM XẸT
Tên thông thường:
Lim xẹt, liêm sét, muồng kim phượng,...
Tên khoa học:
Peltophorum pterocarpum.
Họ: Caesalpiniaceae
(Vang).
Nguồn gốc & phân bố
(Việt Nam & Thế giới):
Nguồn gốc:
Chúng có thể cao đến 30 m. Đây là loài bản địa của Đông Nam Á (Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam), đã được di thực đến châu Phi (Bờ
Biển Ngà, Sierra Leone, Tanzania, Uganda). Ở Thái Lan, cây lim vàng nở rộ hoa
màu vàng vào đầu tháng 3
Phân bố:
Hình thái:
Thân,
Tán, Lá: Cây Lim Xẹt là thân gỗ lớn, cao 20-25m, phân cành mập, lúc non có
màu gỉ sắt. Lá kép lông chim 2 lần chẵn, lá phụ nhỏ bé xếp đều đặt.
Hoa,
Quả, Hạt: Cụm hoa lim xẹt dạng chuỳ thẳng đứng ở ngọn, có lông màu hoe đỏ như
nhung. Hoa trung bình màu vàng tươi, cánh rộng, răn reo. Nhị ở giữa cũng vàng
và ngắn. Mùa ra hoa: hoa nở rộ vào mùa xuân hè. Quả dẹt có cánh ở mép, 2 - 4 hạt.
Sinh lý – sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng:
trung bình.
Mùa
ra hoa quả: từ tháng 11 đến tháng 7. Hoa: từ tháng 12 đến tháng 4. Quả: từ
tháng 11 đến tháng 7.
Cây
ưa sáng tái sinh hạt và chồi đều mạnh.
Nhu cầu nước:Trung bình.
Công dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Gỗ đỏ vàng, khá cứng,
dùng làm ván cột, cày. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung rép - Parkia sumatrana làm thuốc
hãm uống trị ho.
Cách trồng và chăm sóc
(bảo dưỡng):
Đối
với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn
1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây
chống đở cây con.
Cây
cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây
từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg
phân chuồng.
Cây
cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vất phá hại.
Xem thêm
Liêm xẹt
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
3:38 AM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!