Top Ad unit 728 × 90

Dừa

DỪA



·     Tên thông thường: Dừa
·     Tên khoa học: Cocos nucifera
·     Họ: Arecaceae (Cau)
·     Nguồn gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới):
Nguồn gốc: Đông Nam Á.
Phân bố:Rộng khắp.
·     Hình thái:
Thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
·     Công dụng   
Công dụng của các phần khác nhau của cây dừa bao gồm:
Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.Cơm dừa làm ra nước cốt dừa.
Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới,...
·     Sinh lý – sinh thái:
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.
·     Ứng dụng trong Cảnh quan:
Cây cảnh: Những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, dừa được kiềm hảm sự ra trái để trồng ở dọc bãi biển, resort,..
·     Cách trồng và chăm sóc (bảo dưỡng):
Ngoài vấn đề cung cấp phân bón, nước tưới, trong giai đoạn cây dừa còn nhỏ cũng cần phải lưu ý một số loài côn trùng nguy hiểm như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa và bệnh do nấm tấn công ở  lá và đọt non… sẽ làm cho cây kém phát triển hoặc có thể bị chết. Do vậy phải thường xuyên thăm vườn và quan sát từng cây dừa, nếu thấy có những biểu hiện khác thường thì phải tìm hiểu kỷ càng để nhận dạng đúng đối tượng gây hại  và có biện pháp phòng trừ và ngăn chặn kịp thời , không để chúng phát triển gây hại nặng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
·     Nhân giống:
Bằng trái (hạt).


Xem thêm
Dừa Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu on 7:00 PM Rating: 5

No comments:

Bạn đã đăng một nhận xét!

All Rights Reserved by Thiết kế cảnh quan © 2017
Edit bởi: Nguyễn Trọng Hữu | Chia sẻ bởi: Blogspot VN

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Powered by Blogger.