Cây sộp
· Tên thông thường: cây
sộp, trâu cổ, vảy ốc hay bị lệ
· Tên khoa học: Ficus pumila L
· Họ: Moraceae (Dâu tằm)
· Hình thái:
Cây sộp là cây dây leo, thân gỗ nhỏ, cây có thể trồng ngoài trời hoặc
làm cây bonsai.
Cây thuộc
loài cây dây leo, thân gỗ, mọc bò, rễ bám trên đá, bờ tưởng hay cây cổ thụ… Cây
phân thành nhiều nhánh, lá có cuống dài, mặt lá ráp. Hoa đẹp bao kín dạng quả vả,
ra hoa từ tháng 5-10.
Cây Sộp là
loại cây có thân gỗ cao khoảng 5-6m, có cây mọc cao 10-15m. Thân cây có da sù
sì, nhiều cành nhánh mọc nhiều hướng. Trên thân và cành thường mọc nhiều rễ thứ
sinh, những rễ này buông xõa như mái tóc mềm của người con gái nhìn rất đẹp mắt.
Cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, phát triển nhiều cành nhánh.
Toàn thân có nhựa mủ trắng,
tại các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc
nên mới có tên gọi là cây vảy ốc. Lá ở các cành nhánh không rễ bám, mọc tự do
thì lớn hơn, có cuống dài, mặt lá ráp, chỉ ở các cành này mới có hoa và quả.
Hoa đẹp bao kín dạng quả vả, quả sung, khi già có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào
các tháng từ 5 – 10 hàng năm. Nhờ tính chất leo bám nên cây sộp được trồng để
bám trên tường hay cây to làm cảnh hoặc để che mát.
Hoa của cây
Sộp là dạng hoa cụm đẹp, có hình nón ngược gần như không có cuống. Qủa Sộp là dạng
quả vả, quả sung, bao kín, có màu xanh lúc non và khi già có màu đỏ. Cây
thường ra hoa vào các tháng từ tháng 5-10 hàng năm.
Lá cây Sộp
là lá đơn mọc so le nhau. Lá Sộp có hình trứng dài dài 5-10cm, rộng 3-5cm, nhọn
ở hai đầu, cuống lá dài từ 2-4cm. Phiến lá mỏng, nhẵn bóng có màu xanh lục đậm ở
lá già, lá non có màu đỏ tím sau đó chuyển thành màu hồng nhạt. Mạng lưới gân
chính và gân phụ của lá có hình xương và nổi rõ ở mặt dưới. Mép lá nguyên có
hình lượn sóng. Lá có búp bao chồi màu hồng sớm rụng.
· Sinh lý – sinh thái:
Có 2 loại cây sộp chính: sộp lá lớn và sộp lá nhỏ (sộp sẻ). Cây sộp có sức
sống mạnh, ưa nước, chịu hạn, không kén đất. Cây thường được nuôi trồng tạo
dáng cây bonsai đẹp và có giá trị.
Cây sộp bonsai được ưa thích nhờ sự đổi màu kỳ diệu của lá. Khi
lá già, người ta vặt bỏ đi, chăm sóc dinh dưỡng thì cây sẽ mọc bung ra hàng loạt
đọt non màu đỏ chót rất đẹp.
Cây Sộp là cây có sức sống
mạnh, cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần. Cây thích hợp với đất giàu dinh dưỡng,
có độ ẩm và thoát nước tốt, tuy nhiên Sộp cũng là loài chịu hạn giỏi, không kén
đất trồng.
Tốc độ sinh trưởng: Chậm
Có sức sống mạnh, ưa nước, chịu hạn,
không kén đất. Cây thường được nuôi trồng tạo dáng cây bonsai đẹp và có giá trị.
Cây sộp bonsai là cây ưa sáng, có thể được bố trí bên ngoài sân
vườn hoặc kết hợp tiểu cảnh, tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng tốt.
· Công dụng
(thành phần hóa học – các bộ phận trên cây – công dụng):
Ngoài tác dụng làm cây cảnh, cây Sộp còn có tác dụng làm
thuốc trong y học.
Cây sộp được dùng làm
thuốc chữa trị được nhiều bệnh chủ yếu là các chứng như liệt dương, đau lưng,
kinh nguyệt không đều, ung nhọt...
Quả của cây sộp có vị ngọt, tính mát, tác dụng tráng dương, cố tinh, lợi thấp,
thông sữa nên đã được sử dụng làm thuốc bổ, chữa trị di tinh, liệt dương, đau
lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung
thũng, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa, đái ra dưỡng chấp...
Thân (dây) và rễ cây sộp
vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, dùng chữa phong thấp,
tê mỏi, sang độc, ung nhọt, kinh nguyệt không đều.
Lá cây sộp vị hơi chua
chát, tính mát, cũng có tác dụng tiêu thũng, giải độc, được sử dụng để chữa
viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, ngã, tổn thương, mụn nhọt, ngứa lở...
Ngoài tác dụng
làm cây cảnh, lá cây Sộp còn có tác dụng làm món ngon cho bữa ăn gia đình. Đây
là một nguyên liệu góp phần làm tăng thêm màu sắc và hương vị cho các món xào,
nấu, chiên hấp dẫn và được rất nhiều người yêu thích.
· Ứng dụng trong Cảnh quan:
Cây sộp được xem là một
trong tứ trụ thuộc hàng quý phái, sang trọng và đại diện cho trường trọ. Sanh,
Si, Sung, Sộp là 4 loài cây sống lâu năm nhất. Cây ngoài trồng lấy bóng mát còn
trồng làm cây bonsai, cây cảnh đẹp.
Nhờ tính chất cao to,
bóng mát, lá xanh nên cây thường được trồng làm cảnh hoặc trồng làm cây bóng mát, sân vườn, tạo cảnh quan cho đường phố, khu đô thị, công viên, khuôn
viên công…
Cây có sức tái sinh rất
mãnh liệt nên được các nghệ nhân cây cảnh sử dụng để tạo những tác phẩm giá trị với nhiều phương
thức tạo hình phong phú như bonsai, trồng tiểu cảnh...
· Cách trồng và chăm sóc
(bảo dưỡng):
Cây sộp bonsai là cây cảnh nghệ thuật cần chăm sóc hợp lý thường xuyên.
Cây sộp bonsai cần được tiết chế vừa phải mức dinh dưỡng để phù hợp với
sinh lý của những cây bonsai.
Cây cũng dễ trồng, chăm
sóc, dễ uốn tỉa.
· Nhân giống:
Nhân giống dễ dàng từ hạt và giâm
cành
👉Xem thêm
Cây sộp
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
4:15 AM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!