Cây kè đỏ
CÂY KÈ ĐỎ
·
Tên
thông thường: Kè đỏ, kè ta.
·
Tên
khoa học: Livistona
rotundifolia
·
Họ:
Arecaceae
(Cau)
·
Nguồn
gốc & phân bố (Việt Nam & Thế giới): Việt Nam, phân bố
rộng khắp Việt Nam
·
Các
loại cây có khả năng cộng sinh với nó:
·
Hình
thái:
Thân, Tán, Lá: Cây
thân gỗ hình trụ mọc thẳng đứng, cao đến 20m, đơn thân. Thân có nhiều gai dày
do cuống lá rụng để lại, thân già nhẵn với các sẹo đều đặn. Lá hình quạt lớn, đến
2m. Cuống dài mảnh có gai dài, cứng, màu nâu bóng.
Hoa: Cụm hoa dày đặc
hình chùy. Hoa lưỡng tính, tập trung 3 – 5 qủa ở một điểm.
Qủa: Qủa hình cầu có gốc
bao hoa còn lại.
Hạt: Hạt hình cầu.
·
Sinh
lý – sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng:
Trung bình.
·
Ứng dụng trong Cảnh quan:
Cây có dáng đẹp trồng
trang trí trong các khu du lịch, khách san resort, biệt thự, công viên và sân
vườn, hoặc làm cây cảnh nhỏ trồng ở các chậu dùng để trang trí nội thất.
·
Cách
trồng và chăm sóc (bảo dưỡng):
Nên trồng ở nơi mà cây có thể đón được đủ
ánh nắng mặt trời và đất có khả năng thoát nước tốt.
Nếu trồng cây trong chậu, bạn nên dùng đất
trộn với một phần chất khoáng bón cho cây, một phần than bùn và một phần đất chậu.
Cần nhớ rằng chậu phải có lỗ thoát nước dễ dàng.
3 phương pháp chính:
Phương pháp cơ giới: mài tách vỏ hạt.
Phương pháp nhiệt: Công thức xử lí ở nhiệt
độ nước 40oC đạt tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất, số ngày nảy mầm bình quân thấp nhất
(30 ngày).
Phương pháp hoá học: Ngâm hạt cọ trong
dung dịch H2SO4 với nồng độ 4% trong 2h cho tỷ lệ nảy mầm của hạt cọ cao nhất
so với các công thức khác.
Tuy vậy, còn có những phương pháp là
phép tổng hợp của 3 phương pháp trên như:
Mài vỏ hạt và ngâm trong dung dịch
GA3(Gibberellic acid)
Mài vỏ và ngâm trong nước ấm 40oC.
Cọ kè thường bị các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn
lá, rầy mềm, nhện..tấn công làm giảm sức sống của cây, nên sử dụng các loại thuốc
trừ BVTV chuyên dùng cho bọ cánh cứng hay rầy rệp phun phòng trừ.
Bài viết bạn nên xem:
Cây kè đỏ
Reviewed by Nguyễn Trọng Hữu
on
5:04 AM
Rating:
No comments:
Bạn đã đăng một nhận xét!